Xuất Cảnh (Unfinished)

 

Xuất Cảnh (Unfinished)

Đạo diễn: Noh Kyu-yeob

Kịch bản: Noh Kyu-yeob, Kim Soo-jin 

Diễn viên: Lee Beom-soo (trong vai Oh Young-min), Yeon Woo-jin (thủ vai Choi Moo-hyuk), Park Hyuk-kwon (vai tham tán Kim Gil-joong), Park Joo-mi (vào vai vợ của Young-min, Shin Eun-sook).

Ngày công chiếu: 14/11/2018

Thời lượng:   105 phút

Phim dành cho đối tượng khán giả từ 15 tuổi trở lên



Nội dung chính:

“Xuất Cảnh” là bộ phim kể về câu chuyện của Young-min, người vô tình trở thành mục tiêu của tất cả chỉ vì một quyết định sai lầm. Là một nhà kinh tế học và cũng là một du học sinh bình thường đang sinh sống và học tập tại Béc-lin (Berlin, thủ đô nước Đức) năm 1986. Để có được danh phận cho bản thân và sự an toàn cho gia đình mình, anh đã lựa chọn con đường sang Bắc Triều Tiên, tuy nhiên Young-min sớm nhận ra rằng lựa chọn của mình là sai lầm, anh không ngại nguy hiểm, đánh liều tìm cách trốn chạy tại sân bay Cô-pen-ha-ghen (Copenhagen, Đan Mạch), nhưng cũng từ đây anh bị chia cắt với gia đình của mình. Mọi chuyện càng trở nên tồi tệ hơn khi Young-min không ngừng bị theo dõi bởi nhiều quốc gia muốn sử dụng anh cho các mục đích khác nhau. Không thể tin bất cứ ai, cuộc chiến sinh tử của một người đàn ông trên đường tìm kiếm gia đình mình bắt đầu.


Lý do phim thu hút sự quan tâm của khán giả:

Hình ảnh và câu chuyện về một người đàn ông bình thường bị cuốn vào guồng quay đối lập giữa các hệ thống ý thức hệ khác nhau trong thời kỳ lịch sử thế giới vẫn còn trong tình trạng hỗn loạn, được miêu tả rõ ràng trong từng thước phim. Tuy nhiên, khác với các bộ phim khai thác cùng đề tài Nam-Bắc Hàn, mà ở đó mô tả các cuộc đấu trí căng thẳng, những cuộc đối đầu về ý thức hệ hay những pha hành động ‘mát mắt’ của các điệp viên, thì với “Xuất Cảnh”, đây lại là tác phẩm phim tập trung vào việc miêu tả quá trình đấu tranh để giành lại gia đình của một người cha, thông qua đó nhằm khắc họa nên nỗi đau mất gia đình và sự hy sinh của người cha ấy. “Trước ‘tình phụ tử’ thiêng liêng thì ý thức hệ cũng chẳng còn có ý nghĩa gì” là thông điệp mà bộ phim muốn nhắc đến. Vượt qua tất cả, người cha đó sẵn sàng làm tất cả để cứu lấy gia đình của mình. Do đó, có thể nói lý do khiến người xem đến với bộ phim này chính là ở nét nhân văn tìm ẩn trong phim, hay nói cách khác đó chính là ‘tình phụ tử’. Trên phim ảnh, người ta thường hay nhắc đến ‘tình mẫu tử’ thì ở đây, ‘tình phụ tử’ là ngôn từ ẩn dụ mà ai sau khi xem xong tác phẩm này đều có thể cảm nhận được.

Khái niệm sản phẩm dở dang chỉ mang ý nghĩa tương đối trong phạm vi từng doanh nghiệp. 

Trong thực tế có những sản phẩm hoàn thành giai đoạn sản xuất cuối cùng (đã trở thành thành phẩm) ở doanh nghiệp này nhưng lại chỉ là vật liệu hoặc bán thành phẩm của doanh nghiệp khác. 

Ví dụ: thép thỏi là thành phẩm của nhà máy cán thép nhưng lại chỉ là vật liệu của nhà máy cơ khí.

Nguyên, vật liệu hoặc bán thành phẩm mua ngoài chưa được sử dụng tại doanh nghiệp không được coi là sản phẩm dở dang.

Bán thành phẩm là những sản phẩm đã kết thúc một số giai đoạn trong công nghệ chế biến sản phẩm tại doanh nghiệp nhưng chưa kết thúc giai đoạn chế biến cuối cùng.

Ví dụ: Trong nhà máy sản xuất quạt điện, các bộ phận của quạt như cánh quạt, động cơ điện,... đã được sản xuất xong nhưng chưa qua giai đoạn lắp ráp để trở thành chiếc quạt điện hoàn chỉnh. Các bộ phận này của quạt được coi là bán thành phẩm của dây chuyền sản xuất quạt.










Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn